Những tấm lòng vàng 23.1.2024
Ngày 31.12, Chi cục Thủy lợi Bình Định (thuộc Sở NN-PTNT) cho biết, đợt mưa lớn từ ngày 27 - 29.12 khiến 4.549 ha lúa và rau màu của nông dân trong tỉnh bị ngập, hư hỏng và nhiều diện tích đất không thể sản xuất, gieo trồng.Trong đó, H.Tuy Phước là nơi có diện tích lúa mới xuống giống bị ngập nhiều nhất tỉnh Bình Định. Ông Phạm Quang Ân, Trưởng phòng NN-PTNT H.Tuy Phước, cho biết đợt mưa từ ngày 10 - 16.12 có 2.300 ha lúa bị ngập phải gieo sạ lại lần 2; đợt mưa từ ngày 22.12 đến nay tiếp tục có thêm 1.010 ha lúa vừa xuống giống tiếp tục bị ngập. Diện tích lúa bị ngập tập trung chủ yếu ở các xã Phước Thắng, Phước Hòa, Phước Hiệp và TT.Tuy Phước, gây thiệt hại lớn cho nhiều gia đình nông dân.Không chỉ thiệt hại về cây lúa, mưa kéo dài cũng gây cũng ảnh hưởng đến diện tích sản xuất rau màu, hoa tết của nông dân.Theo ông Phạm Long Thăng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước Hiệp (H.Tuy Phước), thường thì đầu tháng 12 hằng năm, nông dân xuống giống trồng khổ qua, dưa leo, hoa màu… để bán tết. Tuy nhiên, năm nay mưa lớn kéo dài nên đất trũng ướt, không thể gieo trồng trên diện tích 13,5 ha nên nhiều gia đình không có rau, nông sản… bán trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.Nhiều gia đình nông dân các huyện Tây Sơn, Phù Mỹ, TX.An Nhơn… ở tỉnh Bình Định cũng lo ngại mưa lạnh kéo dài sẽ ảnh hưởng đến việc trồng hoa và các loại rau, nông sản để bán trong dịp tết năm nay.Hiện Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định đã yêu cầu các địa phương trong tỉnh tổng hợp tình hình thiệt hại, từ đó đề xuất các biện pháp hỗ trợ phù hợp cho nông dân khôi phục sản xuất nông nghiệp sau thiên tai.Nhập hộ khẩu chung với nhà người thân, cần thủ tục gì?
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - mã chứng khoán CTG) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2025 phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 44,64% để tăng vốn, tương ứng sẽ phát hành gần 2,4 tỉ cổ phiếu. Nguồn chi trả cổ tức là từ lợi nhuận còn lại sau thuế, trích các quỹ và chia cổ tức tiền mặt giai đoạn năm 2009 - 2016. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của VietinBank sẽ tăng từ 53.700 tỉ đồng lên 77.671 tỉ đồng. Trước đó, VietinBank cũng đã đề xuất các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương cho phép ngân hàng được giữ lại toàn bộ lợi nhuận hàng năm của giai đoạn 2024 - 2028 để tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính, mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng. Điều này có nghĩa trong những năm tới các cổ đông của nhà băng này sẽ tiếp tục nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Tỷ lệ trả cổ tức của VietinBank thuộc dạng "khủng" trong ngành ngân hàng, chỉ đứng sau Vietcombank vừa chốt danh sách cổ đông phát hành hơn 2,76 tỉ cổ phiếu trả cổ tức, tương đương tỷ lệ phát hành tới 49,5%.Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng cũng trình kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu cho nhà đầu tư. Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Nam Á (mã chứng khoán NAB) công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 28.3. Trong đó, ngân hàng dự thảo phương án tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.200 tỉ đồng, nâng mức vốn điều lệ từ hơn 13.700 tỉ đồng lên mức hơn 18.000 tỉ đồng. Việc tăng vốn này được thực hiện thông qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Bên cạnh đó, Nam Á dự định phát hành thêm hơn 343,1 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 25% từ nguồn vốn chủ sở hữu. Việc phát hành cổ phiếu ESOP sẽ được thực hiện sau khi ngân hàng đã hoàn thành chia cổ tức bằng cổ phiếu. Năm nay, ngân hàng dự trình ĐHĐCĐ thường niên 2025 với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế là 5.000 tỉ đồng, tăng 10% so với năm vừa qua.Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (mã chứng khoán VIB) cũng sẽ trình cổ đông việc chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 7% và phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 14%. Số cổ phiếu phát hành thêm hơn 417 triệu cổ phiếu. Cùng với đó, VIB cũng phát hành 7,8 triệu cổ phiếu thưởng cho nhân viên, tương ứng tỷ lệ 0,26%. Tổng cộng, sau khi hoàn thành hai cấu phần trên, vốn điều lệ của VIB sẽ tăng từ hơn 29.791 tỉ đồng lên hơn 34.040 tỉ đồng...
Buôn lậu 20 điện thoại iPhone, nam sinh viên Thái Lan bị tuyên phạt 4 năm tù
Ngày 16.1, sau khi lấy lời khai của các nghi phạm bơm hút cát trái phép trên lòng hồ Dầu Tiếng, Cục CSGT (Bộ Công an) đã bàn giao vụ việc cùng tang vật cho Công an H.Hớn Quản (Bình Phước) tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.Trước đó, vào tối 14.1, Cục CSGT và Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương kiểm tra trên lòng hồ Dầu Tiếng, phát hiện 9 người trên 3 chiếc sà lan không số hiệu, đăng kiểm đang bơm hút cát trái phép (bơm hút cát ngoài thời gian được quy định) trên lòng hồ Dầu Tiếng thuộc địa phận H.Tân Châu (Tây Ninh).Qua lấy lời khai những người thực hiện bơm hút cát trái phép khai nhận đã được Hồ Xuân Thọ (42 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH MTV Sản xuất, Thương mại Phú Thọ (H.Hớn Quản, Bình Phước) thuê làm việc bơm hút cát sau đó mang về tập kết tại bãi cát của công ty ở H.Hớn Quản.Qua kiểm tra, công an đã bắt giữ 3 sà lan với tổng cộng khoảng 120m3 cát đã được bơm hút lên sà lan chuẩn bị đưa về bãi tập kết. Các nghi phạm khai nhận mỗi sà lan thực hiện 2 lần bơm hút cát trong 1 ngày khoảng thời gian từ 17-21 giờ.Hồ Dầu Tiếng có diện tích trên 270km2 nằm trên địa bàn H.Dầu Tiếng (Bình Dương); H.Dương Minh Châu, H.Tân Châu (Tây Ninh) và H.Hớn Quản (Bình Phước).Hồ Dầu Tiếng chứa 1,58 tỉ m3 nước ngọt, được thiết kế phục vụ đa mục tiêu như phục vụ sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và phòng, giảm lũ; cải thiện môi trường; chống xâm ngập mặn cho vùng hạ du sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông thuộc các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Long An và TP.HCM.Tháng 11.2024, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định đưa hồ Dầu Tiếng vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ; đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ, tổ chức phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi xâm phạm an ninh, an toàn của công trình hồ Dầu Tiếng.
Sáng 7.2, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh, Đảng bộ UBND tỉnh Quảng Nam.Tại hội nghị, ông Phan Văn Bình, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam, công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết thúc hoạt động của Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn (gồm 11 tổ chức Đảng), Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh.Bên cạnh đó là quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh và thành lập Đảng bộ UBND tỉnh trực thuộc Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, quyết định chuyển giao tổ chức đảng, đảng viên.Hội nghị cũng công bố quyết định chỉ định Ban chấp hành Đảng bộ các cơ quan tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 22 người, Ban Thường vụ Đảng ủy gồm 9 người. Ông Nguyễn Đức Dũng, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, được chỉ định giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ông Lê Trí Thanh (Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) và bà Nguyễn Thị Hà (Phó bí thư thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh) được chỉ định giữ chức Phó bí thư.Ban chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 được chỉ định gồm 21 người, Ban Thường vụ Đảng ủy gồm 6 người.Ông Lê Văn Dũng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Quảng Nam, được chỉ định giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025; ông Phan Thái Bình, Phó chủ tịch UBND tỉnh và Nguyễn Xuân Đức, Phó bí thư Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Quảng Nam (cũ), được chỉ định giữ chức phó bí thư.Phát biểu giao nhiệm vụ, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, cho biết thời gian qua tỉnh đã triển khai quyết liệt các đề án, phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy đồng thời hoan nghênh sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành trong việc thực hiện Nghị quyết 18.Theo ông Triết, 2 đảng bộ mới thành lập có vai trò, vị trí chức năng, nhiệm vụ rất quan trọng, có vai trò lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp, tham mưu lãnh đạo tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội.Để đi vào hoạt động ngay và phát huy hiệu quả, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam yêu cầu thường trực 2 đảng bộ sớm kiện toàn bộ máy, ổn định công việc, tổ chức hoạt động sau ngày 15.2. Đồng thời, chuyển giao các tổ chức cơ sở đảng, khẩn trương xây dựng quy chế làm việc của 2 đảng bộ."Đây là mô hình mới, khối lượng công việc sẽ lớn hơn, yêu cầu quan trọng công việc cao hơn, yêu cầu cán bộ phải phát huy tinh thần đoàn kết nhất trí, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ công việc", ông Triết yêu cầu.Ông Triết đề nghị các cơ quan, đơn vị tập trung chuẩn bị tốt công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp và thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Thường xuyên theo dõi, rà soát, kịp thời nắm bắt, tham mưu tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện, bảo đảm bộ máy mới đi vào hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thông suốt. Tuyệt đối không để gián đoạn trong công việc, góp phần tham mưu cũng như triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam.
Nhận định CLB Hà Nội vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh (19 giờ 45 ngày 29.3): Hùng Dũng sẽ được tặng quà?
Ngày 9.1, UBND TP.Đà Nẵng đề nghị Bộ GTVT tháo gỡ vướng mắc, sớm cho phép cảng Tiên Sa được tiếp nhận tàu khách ở 3 bến còn lại, nhằm tạo điều kiện phát triển du lịch tàu biển.Theo UBND TP.Đà Nẵng, căn cứ Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16.1.2017 của Bộ Chính trị, thời gian qua TP.Đà Nẵng đang nỗ lực mạnh mẽ để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, tập trung phát triển du lịch tàu biển với việc chú trọng tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng cảng biển để phục vụ cho phát triển du lịch tàu biển, đồng thời tăng cường xúc tiến quảng bá, xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến an toàn, thân thiện và mến khách.Nhằm tiếp tục phát triển du lịch tàu biển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, UBND TP.Đà Nẵng đề xuất giải pháp chống ùn tắc tại cảng Tiên Sa.Năm 2023, cảng Tiên Sa đón 21 tàu khách với 33.543 hành khách, năm 2024 đón 46 lượt tàu khách với 73.475 hành khách (tăng gấp 2,2 lần so với năm 2023).Năm 2025, cảng Tiên Sa dự kiến đón 77 lượt tàu với 121.373 hành khách (tăng 1,7 lần so với 2024), trong đó chỉ riêng quý 1 dự kiến đón 27 lượt tàu với hơn 41.000 lượt khách.Tuy nhiên, hiện nay cảng Tiên Sa chỉ được tiếp nhận tàu cỡ lớn ở 2/5 bến lớn (bến 3, 4), 3 bến còn lại chưa công bố công năng tiếp nhận tàu khách, gây hạn chế cho việc tiếp nhận số lượng tàu khách cũng như thời gian lưu cảng của tàu du lịch.Cụ thể, từ cuối tháng 12.2024 đến nay, các tàu container, tàu hàng tổng hợp, đặc biệt là tàu khách du lịch có lịch trình đến cảng Tiên Sa đã không thể cập cảng để làm hàng, tham quan, dẫn đến tàu phải chờ tại vịnh Đà Nẵng.Một số tàu bỏ tuyến không ghé Đà Nẵng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ách tắc dòng luân chuyển hàng hóa; ảnh hưởng lịch trình tàu khách, du khách không ghé Đà Nẵng...Công ty CP cảng Đà Nẵng đề xuất tạm thời cho các bến Tiên Sa 1, 2 và 5 được tiếp nhận tàu khách, để cầu cảng chuyên dụng phục vụ tàu container số 3, 4 được duy trì liên tục tiếp nhận tàu container nhằm giảm thời gian chờ đợi đối với các tàu container đang neo đậu tại vịnh Đà Nẵng.Do đó, UBND TP.Đà Nẵng kiến nghị Bộ GTVT, Cục Hàng hải xem xét, sớm cho chủ trương tạo điều kiện được cấp phép bổ sung công năng tiếp nhận tàu khách 3 bến cảng còn lại của cảng Tiên Sa để tăng hiệu quả khai thác, nâng cao năng lực tiếp nhận tàu khách, tăng thời gian cập tại cảng.